– Muốn làm việc trong ngân hàng thì mất 4 năm dùi mài kinh sử
– Muốn làm cô giáo thì mất 4 năm học xuống học lên mà đâu chẳng ra đâu.
– Muốn làm nông dân phải qua 3 mùa mưa nắng học nghề .
Vậy mà …..
– Khi sinh con chẳng phải học gì.
– Nuôi 1 thời gian thấy có gì đó sai sai nên đưa con vào các nơi huấn luyện , 2 ngày hết 1 tháng lương, 5 ngày hết cả ngàn đô chỉ để học cách làm người .
– Sau khi học xong, con được bơm cho 1 luồng tư duy mới. Và khi quay về mái nhà là một mới hổn độn của ngày ra đi .
– Vậy nên muốn con học tốt, hãy cho con một môi trường , nơi ấy cha mẹ và những người chăm sóc con hội tụ các tố chất sau :
1. Tôn trọng con .
– Trong tất cả các mối quan hệ , sự tôn trọng nhau luôn được đặt lên hàng đầu. Khi cha mẹ tôn trọng con cái thì chính là lúc cha mẹ dạy con tôn trọng mọi người xung quanh.
Ví dụ : Khi con đang chơi điện thoại, bạn đến giật phăng chiếc điện thoại trên tay con……và rồi con có hành vi đó với người khác thì bạn lại đánh giá con thế này thế nọ.
2. Giữ lời hứa với con:
– Đã bao lần cha mẹ không giữ lời hứa với con?
– Khi 1 ai đó thất hứa với bạn thì bạn ghi gì trong tiềm thức của mình ? Và lần sau người ấy nói bạn có nghe ?
– Vậy mà các bạn vô tư hứa thật nhiều để rồi bạn mất niềm tin nơi con , chỉ cần 1 lần bạn không thực hiện lời bạn hứa với con thì lời nói của bạn với con không còn trọng lượng .
– Vậy nên để thiết lập trọng lượng lời nói của chính mình thì hãy nói với chính mình : Việt Nam nói là làm .
3. Lắng nghe con nói:
– Khi con nói, hãy làm cho thời gian ngừng lại, hãy buông mọi thứ xuống và lắng nghe con nói.
– Hãy nhìn thẳng vào mắt con và tỏ ra rất hứng thú khi nghe con nói. Điều này sẽ làm cho con tự tin khi giao tiếp (con tưởng mình nói hay nên lôi cuốn mẹ ba). Con sẽ tự tin khi nói với 1 người biết lắng nghe .
– Còn vừa nghe vừa làm là bạn đang đánh rơi lòng tự tin của trẻ. Con tưởng mình nói không hay nên lâu dần con không nói nữa.
4. Làm gương cho con.
– Hiếm khi nào quạ đẻ ra công. Và rất ít khi con mình giống ông hàng xóm. Vậy nên khi con sở hữu 1 hành vi sai nào đó thay vì trách phạt hãy hỏi chính mình: Con học nó từ đâu?
– Nếu vừa sinh ra mà con có sẵn thì đó là trời sinh. Nhưng sinh ra con như 1 tờ giấy trắng: xinh lắm, dễ thương lắm. Sống với môi trường gia đình sau 3 năm con đã trở nên như thế.
Đừng trách con – hãy trách chính mình.
5. Gia quy :
– Bạn thất bại vì bạn không đề ra những nguyên tắc cho chính cuộc đời mình.
– Bạn nuôi con vất vả vì bạn không đưa ra những nguyên tắc nên và không nên đối với con. Những ranh giới cần tuân thủ. Bạn hành xử theo cảm tính, lúc vui xử lý khác và lúc buồn xử lý khác. Con sẽ không biết phải làm thế nào với tính khí thất thường: sáng nắng- chiều mưa- tối trăng thanh gió mát của bạn.
– Nước có quốc pháp- gia có gia quy . Hãy đặt ra quy định của gia đình để cùng nhau thực hiện .
6. Khen con
– Con người lớn lên từ lời khen , con người cần lời khen để làm nhiều việc tốt.
– Khi bạn làm việc gì đó được mọi khen ngợi có phải bạn muốn làm n lần đúng không?
– Vậy nên khi con làm gì đó tốt hãy khen thưởng ngay để con tập trung phát huy.
– Đừng chê bai thành tích nhỏ nhoi của con. Con cần sự công nhận để đi về phía trước.
7. Phạt con
– Đừng nghĩ rằng trách phạt sẽ mang lại sự tiêu cực . Khi bạn trách phạt con là lúc bạn đang mặc định trong tiềm thức con hành vi đó không được tái diễn .
Ví dụ: Các chú công an đứng ở ngã tư , ai vượt đèn đỏ thì chú ấy sẽ giữ lại và khuyên : đừng chạy nguy hiểm em nhé => Tiềm thức không sốc => không ghi nhận .
– Nhưng có cột đèn đỏ hôm ấy vượt bạn bị huýt vào, chú công an phạt 500k và cả cuộc đời bạn sẽ không bao giờ dám ẩu vượt qua cột đèn ấy.
8. Xin Lỗi Con
– Nhiều cha mẹ vô tư trách nhầm con, vô tư quy tội con khi phát hiện ra mình trách nhầm thì lấp liếm cho qua.
– Làm cho trẻ mất đi sự tôn trọng của con dành cho mình. Trẻ sẽ nghĩ: À người lớn muốn nói gì thì nói, khi con tương tác với những đứa trẻ nhỏ hơn con cũng có thái độ y chang cha mẹ mình.
– Khi cha mẹ xin lỗi con là lúc cha mẹ đang dạy con bài học làm người.
9. Thủ thỉ với con:
– Bạn mê điện thoại hơn mê con, bạn dùng 24h của 1 ngày cho công việc, bạn bè, điện thoại, face ….
– Có 1 cậu bé viết lên ước mơ của mình là trở thành chiếc điện thoại, vì khi đó con sẽ được ba mẹ sờ thường xuyên, chơi thường xuyên, và dành thời gian thường xuyên
– Ít thôi, trước khi ngủ 5 phút hãy vuốt ve con, thì thầm với con: bố mẹ yêu con. Con là đứa trẻ thông minh- xinh đẹp- tuyệt vời.